Showing posts with label Cù Lao Xanh. Show all posts
Showing posts with label Cù Lao Xanh. Show all posts

Monday, February 13, 2017

Nghẹt tim với vẻ đẹp hoang sơ của Đảo Cù Lao Xanh - Phần 2

Hình ảnh đẹp Cù Lao Xanh - Part 2


Read more…

Wednesday, February 01, 2017

CÙ LAO XANH FLY-CAM

CLIP CÙ LAO XANH FLY-CAM


       
Công ty TNHH TM DV QUY NHƠN LAND
Chuyên tour Hòn Khô - Kỳ Co - Cù Lao Xanh,
Dịch vụ tốt nhất – chương trình du lịch đặc biệt nhất – giá rẻ nhất.
Địa chỉ: Thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, tp Quy Nhơn
Website:http://quynhonland.vn hoặc http://dulichculaoxanh.vn
Hotline: 0981.02.22.02 (A Tài)
Mã số thuế : 4101478745

Read more…

Friday, January 27, 2017

Thiên đường dưới đáy biển ở Nhơn Hải

Ở Nhơn Hải, chỉ cần giữ mình nổi trên mặt nước rồi úp mặt xuống là thấy được điều kỳ diệu dưới đáy biển rồi. 
Biển Nhơn Hải cách TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng gần 10 km. Bạn đi qua cầu Thị Nại rồi hỏi người dân nơi đây đường xuống làng chài Nhơn Hải là sẽ dễ dàng tìm thấy. Nhắc đến lặn biển ngắm san hô chắc chắn nhiều người sẽ bình chọn cho Cù Lao Chàm hay vùng biển Nha Trang - Khánh Hòa là nơi lặn biển lý tưởng nhất. Nhưng chắc chắn nếu một lần được đắm mình xuống làn nước trong vắt của biển Nhơn Hải thì chắc chắn bạn sẽ phải thay đổi quan điểm.

Hon-kho-quy-nhon
Biển Nhơn Hải là một xóm chài nhỏ, không phải khu du lịch sầm uất.Hotline: 0981.02.2202

Dọc theo con đường bê tông ven biển vào xóm chài nhỏ là cảnh sinh hoạt rất đời thường của ngư dân nơi đây, người đan lưới, người đang nhặt nhạnh đôi ba con cá cho bữa tối của gia đình, người xối nước tắm rửa cho con...
Những chiếc thuyền thúng nằm rải rác trên bờ cát như đang nghỉ ngơi sau một ngày dài ra khơi. Xóm chài nhỏ ngập tràn trong thứ mùi mặn mà nồng đượm hương vị của biển, và lúc nào cũng vang vọng trong tiếng sóng biển rì rào. Con đường nhỏ dẫn vào xóm bình yên đến lạ lùng và khiến người ta thấy nhẹ nhõm, thanh thản khi vừa thoát khỏi chốn xô bồ nơi phố thị. Đường lát bê tông nhưng nhiều đoạn vẫn phủ đầy cát trắng. 
Nhơn Hải chẳng phải khu du lịch sầm uất gì, cũng chẳng có hàng quán với tiếng chèo kéo người mua kẻ bán. Chú tôi quen gia đình người ngư dân chuyên đổ buôn hải sản cho các nhà hàng ở đây, nên chú đưa chúng tôi vào nhà trò chuyện với chủ nhà một lúc. Người đàn ông làng chài với làn da chai sạn vì nắng biển đưa cho chúng tôi mỗi người một chiếc kính tự chế. Gọi là kính tự chế vì người dân ở đây chỉ dùng một miếng kính dũa cho mịn cạnh rồi dùng thêm miếng sắt và buộc cho khít lại bằng dây cao su, khi đeo vào giống như cái hộp tròn ở mắt và kín luôn cả phần mũi là có thể ra biển và lặn được. Chú khoe ngư dân ở đây chẳng ai có kính lặn chuyên dụng nhưng vẫn lặn và đi biển bao năm nay. Chú dặn dò chúng tôi một hồi, đại ý là không biết bơi cũng lặn được, không phải lo. Điều đặc biệt nhất đó là lặn biển ở đây không cần đến chân nhái mà thay vào đó là phải mang giày. Tôi nghĩ đi biển nên mang theo đôi dép xỏ ngón từ nhà, ông chú làng chài thấy vậy thì nói tôi ráng giữ cho chắc không trôi luôn dép là đi chân trần về.
Mấy chú cháu trèo lên chiếc thuyền thúng lênh đênh ra biển. Cảm giác tròng trành trên chiếc mủng tròn lần đầu vừa thú vị nhưng lại vừa sợ. Sợ rằng chỉ cần cựa quậy một chút thôi thì cả thuyền sẽ vì mình mà lật xuống biển mất. Ra xa bờ khoảng 15 phút, người đàn ông làng chài bảo chúng tôi đặt thử mặt kính lên nước biển rồi nhìn qua đó xem. Mới chỉ ở trên thuyền nhìn xuống chúng tôi đã thấy những rặng san hô đẹp đến khó tả thành lời rồi. Tôi từng lặn biển Cù Lao Chàm, đã ngắm san hô ở Nha Trang nhưng chưa bao giờ tôi thấy san hô đẹp đến thế và nhiều loại đến thế. Thậm chí không cần kính, qua làn nước trong vắt kia chúng tôi cũng có thể thấy được từng khóm san hô đang rung rinh theo làn nước. Đặc biệt hơn nữa, ở biển Nhơn Hải bạn không cần phải lặn xuống sâu như biển Nha Trang, chỉ ngồi trên thuyền thôi bạn cũng đã có cảm giác với tay xuống là chạm được vào san hô rồi.
Cuộc sống đời thường ở biển Nhơn Hải.      Hotline: 0981.02.22.02

Chúng tôi lúc này bắt đầu nhẹ nhàng thả mình xuống nước. Lúc này tôi mới hiểu tại sao phải mang giày. Lặn biển ở đây chỉ cần giữ mình nổi trên mặt nước rồi úp mặt xuống nước là thấy được điều kỳ diệu dưới đáy biển rồi. Tôi đã thấy cả một thiên đường san hô cùng những loài cá với những màu sắc tuyệt đẹp mà có lẽ tôi đã từng nghĩ trong đời sẽ chỉ được thấy trên kênh Discovery mà thôi. Cảm giác được thả lỏng cơ thể lênh đênh theo sóng biển thật sự rất tuyệt. Bạn sẽ thấy mình bé nhỏ tựa một chú cá giữa biển khơi. Nếu để chìm người xuống chắc chắn chân bạn sẽ vướng vào san hô và nếu không mang giày thì chắc chắc chúng sẽ cứa và làm xước da bạn, vết xước khi ở trong nước biển mặn sẽ xót vô cùng.
Ngư dân nơi đây sống nhờ biển, sống cùng biển nên họ trân trọng và yêu biển đến da diết. Người đàn ông làng chài thân thiện và có phần rất quý chúng tôi nhưng nét mặt đều đanh lại mỗi khi nhắc đến chuyện không được làm hỏng san hô hay tìm cách bẻ chúng mang về nhà, túi trái cây chúng tôi mang theo để ăn lúc ngồi trên thuyền cũng nhất quyết phải gói lại đem vào bờ vất.
Biển Nhơn Hải tuyệt đẹp với làn nước xanh trong nhìn thấu đáy. Và có lẽ cũng bởi nơi đây còn chưa thực sự phát triển về du lịch nên nó vẫn giữ được cho mình sự hoang sơ như đúng những gì mẹ thiên nhiên đã ban tặng.

Tác giả: Thảo Nhi

Read more…

Saturday, January 07, 2017

Về xứ “nẫu” thăm Cù Lao Xanh (Hotline: 0981.02.22.02)

Mỗi lần đứng ở bờ biển TP Quy Nhơn phóng tầm mắt nhìn hình ảnh Cù Lao Xanh tựa con cá sấu trôi trên sắc màu xanh biếc đại dương, tôi lại khao khát được một lần đặt chân lên hòn đảo này.
Lặn ngắm san hô khi thăm Cù Lao Xanh – Ảnh: TRẦN THẾ DŨNG
Chúng tôi rời bến cảng Hàm Tử – Quy Nhơn trên chiếc thuyền chợ hướng tới Cù Lao Xanh trong một buổi sáng mưa rả rích do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới đang tràn về Biển Đông. Gọi là thuyền chợ bởi hằng ngày nó chuyên chở dân và hàng hóa ra đảo và ngược lại với hai chuyến sáng – chiều.
Tuy nhiên lòng thuyền rộng rãi, vững chắc tạo cảm giác an toàn, đặc biệt là khởi hành đúng giờ và thái độ cư xử của chủ thuyền, tài công đối với khách lạ rất vui vẻ, xởi lởi như người thân quen.
Ngất ngây với 
“vườn hoa” san hô
Sau 1 giờ 40 phút, thuyền vòng qua phía Đông Nam của đảo trước khi vào một vịnh nhỏ kín gió bởi ba mặt là núi, chỉ có một mặt giáp biển và cập bến cầu tàu Cù Lao Xanh. Chỉ mất thêm vài mươi bước, chúng tôi vào trung tâm xã đảo Nhơn Châu, nằm kề làng chài bao đời nay ẩn mình dưới hàng dừa rợp mát ven biển – một nét đặc trưng sinh sống của người dân chài vùng biển.
Chúng tôi quyết định theo ông Đỗ Văn Gieo (còn được gọi là Sáu Gieo, 61 tuổi) – dân cố cựu thuộc thế hệ thứ 5 của một dòng tộc sinh cơ tại đảo, rong thuyền máy ra hòn Yến cách Cù Lao Xanh khoảng 3km về hướng Đông. Thuyền chạy chưa bao lâu đã tiếp cận hòn Yến cũng là lúc nghe trong không gian vang vọng tiếng ríu rít, rộn ràng của chim yến bay rập rờn trên trời.

Theo ông Sáu Gieo, hòn Yến là tên chung của hai hòn đảo Ông Già và Ông Táo, mà người bản địa thường gọi để phân biệt dựa vào hình thù của từng đảo đá. Hơn nữa, hai hòn đảo này là nơi phần đông loại chim yến cọ và một số ít là yến hàng tìm về sinh sống. Do trữ lượng tổ yến hàng ít ỏi nên địa phương không tổ chức khai thác, nhờ vậy mà cả hai loại yến này sinh sản ngày càng đông đảo.
Một góc Cù Lao Xanh. Ảnh: baobinhdinh.com.vn
Thuyền quay lại Cù Lao Xanh, thả neo tại đầu ghềnh. Chúng tôi bắt đầu lặn biển bằng kính lặn và ống thở ở độ sâu chừng bốn sải tay. Khổ nỗi dù nước biển ấm, trong veo, dải san hô trải rộng, những đàn cá đủ sắc màu bơi lấp lánh nhưng sóng ngầm liên tục xô đẩy khiến chúng tôi không thể nào bình tâm ngoạn cảnh, đành phải rút neo tìm điểm lặn khác.
Đó là bãi rạn, nơi mà theo dân chuyên lặn biển ở địa phương, còn nhiều dải san hô trải rộng, đẹp tự nhiên. Quả thật, ngay cái nhìn đầu tiên dưới lòng đại dương, chúng tôi đã ngây ngất bởi đập vào mắt chúng tôi là “vườn hoa” đua nhau khoe sắc của những rạn san hô sừng hươu, san hô tán, san hô mềm, rong biển chen chúc, đan xen.
Và cảnh trí càng thêm mỹ lệ khi từng đàn cá màu vờn quanh hoặc uyển chuyển, luồn lách qua những khe hở của khóm san hô như vũ điệu của thủy cung. Đôi lúc chúng bất chợt quay phắt đầu lại, trố mắt nhìn những vị khách không mời mà đến ra vẻ dò xét, hăm dọa.
Ảnh: Zing News
Trong cái tĩnh lặng dưới lòng đại dương, thỏa thích ngắm nhìn thế giới xung quanh, tôi chợt nhớ tới những vụ án tàn phá bãi rạn tại Khánh Hòa và nạn đục phá san hô vô tội vạ để bán cho du khách nhan nhản ở những bãi biển tuyệt đẹp từ Kiên Giang ra Ninh Thuận, Đà Nẵng tới tận Hạ Long…
So sánh để thấy rằng sự quan tâm, gìn giữ của người dân, chính quyền xã Nhơn Châu đối với tài nguyên của biển thật đáng trân trọng biết bao.
Tiềm năng du lịch 
bị lãng quên
Rạng sáng hôm sau, chúng tôi chọn hải đăng Cù Lao Xanh trên cao đỉnh 103m so với mặt nước biển để đón bình minh báo hiệu một ngày mới.
Thời khắc chờ đợi đã tới khi ráng trời bắt đầu hừng đông, càng lúc càng rực rỡ và đẹp nhất là lúc khối cầu lửa đỏ ối, dần dần ló dạng trên mặt biển, phản chiếu ánh sáng lung linh sóng nước tạo nên một bức tranh hoành tráng, mỹ lệ.
Chọn hải đăng Cù Lao Xanh khởi đầu chuyến tham quan trong ngày, ông Sáu Gieo đã tính toán đúng “nhất cử lưỡng tiện”.
Ảnh: Vnexpress
Vừa là điểm lý tưởng đón bình minh lại kết hợp thăm cột cờ Tổ quốc trên ngọn đồi cao được khánh thành ngày 31-10-2014 và hải đăng – một trong những ngọn đèn biển cổ nhất VN. Hải đăng cao 16,05m sừng sững kiên cố vì toàn bộ được xây dựng bằng đá.
Tính từ khi bổ nhát cuốc đầu tiên vào ngày 20-8-1890 cho tới lúc công trình hoàn thành và đèn chiếu sáng chính thức hoạt động phải mất 10 năm (1899). Năm 1992 ngành bưu chính chọn hình ảnh đèn biển Cù Lao Xanh cùng hải đăng Cần Giờ (TP.HCM), Vũng Tàu, Long Châu (Hải Phòng) thiết kế mẫu và phát hành bộ tem đầu tiên về 
đèn biển VN.
Cù Lao Xanh có khoảng 6km đường bêtông vòng đảo mà chúng tôi ví von là “cung đường của sự khám phá”.
Bởi sự hoang vắng, yên tĩnh là một lẽ, nó còn là góc nhìn toàn cảnh từ trên cao: những bãi tắm mang tên mộc mạc như bãi Đá Hòn, bãi Nam, bãi Bắc, bãi tắm nhỏ… cát trắng mịn màng, nước trong leo lẻo; cũng là nơi chim chóc, đặc biệt là con nhàn, bốn mùa tìm về sinh sôi, nảy nở. Rồi những rừng đá toàn đá tảng, đá tròn lớn nhỏ, đủ hình đủ dạng lạ mắt, xếp lớp chồng lên nhau tạo thành núi.
Thi thoảng, ngọn gió thổi qua hốc đá tạo thanh âm vi vu lúc trầm lúc bổng, cùng tiếng rì rào sóng biển và tiếng chim hót líu lo như bản hợp tấu của biển trời. Đó là kết quả của vận động kiến tạo và là ân huệ của đất trời.
Có thể nhận thấy rõ Cù Lao Xanh ẩn chứa nhiều vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết nhưng đáng tiếc bấy lâu nay ngoài những nhóm khách đi tự phát thi thoảng ra chơi rồi nhanh chóng quay về đất liền, ít người biết tới bởi chưa hề có quán ăn, nhà nghỉ hay cơ sở dịch vụ du lịch.
Vì thế, để bắt tay vào khai thác tiềm năng du lịch một cách hiệu quả, bền vững và cải thiện đời sống dân đảo, rất cần những yếu tố thúc đẩy từ bên trong. Chẳng hạn vận động người dân đầu tư nhà nghỉ, quán ăn tươm tất, cả về phương tiện vận chuyển thô sơ trên đảo và thuyền bè du ngoạn, lặn biển.
Bên cạnh đó rất cần sự hỗ trợ từ ngành du lịch tỉnh về công tác tập huấn, đào tạo. Thà làm nhỏ, phù hợp tài lực của người dân trên đảo còn hơn đầu tư ồ ạt không khéo phá cảnh quan lại không tới nơi tới chốn khiến khách quay lưng.
Nguồn: https://www.ivivu.com/

Liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ chúng tôi
Hotline: 0981.02.22.02 (Mr Tài)

Read more…